Có sự quan tâm, học hỏi, trải nghiệm, đặt mục tiêu rõ ràng về thu nhập, tiết kiệm, quản lý rủi ro, đầu tư… là một khởi đầu quan trọng cho bất kỳ ai ở độ tuổi U30. Thử kiểm tra xem bạn đã làm tốt bao nhiêu điều trong danh sách sau nhé.
Với trách nhiệm và nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về tài chính, HSC tài trợ phát sóng trực tiếp chương trình Tự do Tài chính – MoneyTalk trên các nền tảng VTV qua 10 tập bao quát trên các khía cạnh Sức khỏe tài chính, Hoạch định tài chính cá nhân, Đầu tư và Tư duy nhà đầu tư.
Series MoneyTalk hiện đã bước sang Tập 4 với chủ đề Money U30 – Cần tìm hiểu điều gì và Làm gì với tiền trước tuổi 30, hướng đến đối tượng khán giả trẻ chưa có khái niệm hoặc các mục tiêu tài chính để từ đó tối ưu giá trị sử dụng của đồng tiền. Theo đó, khán giả có thể tham khảo trong quá trình phát triển kiến thức quản lý tài chính cá nhân:
- Có quỹ dự phòng khẩn cấp
- Xem bản thân là tài sản đặc biệt & Tạo giá trị
- Có dành 1 khoản thu nhập để nghỉ hưu
- Có mục tiêu tiết kiệm để phục vụ cho các khoản mua sắm lớn như nhà, xe
- Có mua bảo hiểm để quản lý rủi ro
- Có sử dụng ít nhất 1 công cụ để theo dõi việc chi tiêu cá nhân
- Có phương án về thu nhập thụ động
- Có lịch sử tín dụng tốt với các khoản vay ngân hàng, công ty tài chính
- Trải nghiệm các kênh đầu tư hợp pháp
- Tái đầu tư vào bản thân
Poster chính thức của chương trình
Trong số MoneyTalk “Money U30”, khách mời đại diện HSC là anh Trần Khánh - Giám đốc Kinh doanh Môi giới - Vùng Hà Nội, khối Kinh doanh Khách hàng cá nhân. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn - phân tích đầu tư chứng khoán. Anh Trần Khánh đang đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển đội ngũ chuyên viên môi giới, quản lý tài sản tại HSC. Khách mời đồng tham dự là anh Hans Nguyễn – một chuyên gia tài chính cao cấp, đại diện cho Dragon Capital.
Hai chuyên gia HSC và Dragon Capital tại MoneyTalk với chủ đề “Money U30”
Một phần rất quan trọng sau khi chúng ta đã có được một kế hoạch và đảm bảo được phần dự phòng cho những rủi ro, hãy bắt đầu đầu tư. Trong danh sách những điều nên làm giai đoạn U30 để có chất lượng đời sống tài chính tốt, chương trình tập trung vào khái niệm “Biết đầu tư”. Bạn sẽ nói gì khi nói về đầu tư? Được quan tâm nhất vẫn là: Ý nghĩa của việc đầu tư giai đoạn còn trẻ là gì? Tiền đâu mà đầu tư? Kênh đầu tư? So sánh hiệu quả đầu tư theo các hệ quy chiếu nào – Theo kênh, theo thời gian, theo khẩu vị rủi ro hay thay số tiền đầu tư…? Đặc biệt, với Đầu tư chứng khoán thì sao? Tại Livestream, hai chuyên gia từ HSC và Dragon Capital gợi mở những bước đầu tiên trên chặng đường đầu tư của bạn.
Anh Trần Khánh cũng nhấn mạnh rằng việc đầu tư thường đi đôi với rủi ro. Để đảm bảo các mục tiêu tài chính, ngoài những kiến thức cơ bản về đầu tư, các bạn trẻ cần xác định rõ kế hoạch và chuẩn bị tinh thần đối mặt thực tế khi đặt ra các kỳ vọng để đảm bảo việc đầu tư sẽ mang đến một trải nghiệm tích cực. “Một trong những thực tế thường gặp khi tham gia thị trường tài chính hiện nay là các bạn trẻ đặt kỳ vọng về lợi nhuận lớn như x2, x3 tài khoản. Đây là điều rất khó để đạt được. Trên thị trường tài chính, chúng ta thường nghe câu nói “High risk - High return” – về mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu bạn cứ mải mê theo đuổi kỳ vọng quá nhiều thì cũng phải chuẩn bị tinh thần để có thể đối mặt với rủi ro lớn.”
Anh Trần Khánh - Giám đốc Kinh doanh Môi giới, vùng Hà Nội, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp. HCM (HSC)
Theo dõi Fanpage Chứng khoán HSC để liên tục cập nhật lịch phát sóng tiếp theo trên VTV với sự tham gia của các chuyên gia tài chính HSC và xem lại chương trình để có thêm thông tin hữu ích.